Ngày Tết đến gần cũng là lúc những chậu hoa mai có điều kiện được tỏa sáng và khẳng định vị trí quan trọng của mình trong không gian ngôi nhà của gia chủ. Vì thế, để gia chủ sở hữu được một chậu mai xinh đẹp, tràn đầy sức sống thì việc chăm sóc mai Tết là điều rất quan trọng. Với những chia sẻ về những kỹ thuật chăm sóc mai ưng ý cho ngày Tết dưới đây sẽ giúp gia chủ có thêm một chậu cây cảnh góp phần tăng thêm sự lộng lẫy trong không gian.
 

Những kỹ thuật chăm sóc mai ưng ý cho ngày Tết
 

Kỹ thuật chăm sóc rễ mai

Kỹ thuật tạo bộ rễ đều cho cây mai

Một số nhà sành mai thường sử dụng phương pháp chẻ rễ để giúp cho bộ rễ cây mai được đều hơn. Phương pháp này tương tự như chiết cành, cắt những sợi rễ xấu bỏ đi rồi thay vào vết cắt đó là những sợi rễ tốt, chăm sóc một thời gian đến khi bộ rễ khỏe khoắn thì tiến hành chẻ. Kỹ thuật này rất đơn giản, giúp tiết kiệm phôi cấy vì bạn có thể lấy phôi ngay chính bộ rễ của cây. Khi chẻ, bạn phải nhổ nguyên cây mai ra chậu đất rồi chẻ, sắp xếp các chiếc rễ theo ý muốn rồi lại trồng vào chậu. 

Phương pháp này có thể dùng tối đa 3 lần để giúp cho bộ rễ của hoa mai um tùm, tràn đầy sức sống để nuôi các bộ phận của cây. Kỹ thuật chăm mai này được ứng dụng nhiều ở các cơ sở bán mai Tết nhằm giúp cho bộ rễ của cây mai được đẹp hơn, loại bỏ những phần rễ không ưng ý, thêm vào những phần rễ chất lượng.

Kỹ thuật chăm sóc rễ mai bằng phương pháp cắt tỉa

Sau khi trải qua giai đoạn cắt, chiết trong kỹ thuật chăm mai Tết thì rễ cây mai cũng mất đi nhiều sức lực. Vì thế, các hộ trồng mai phải tiến hành chăm sóc, bón phân, tưới nước một cách khoa học nhất. Nếu cảm thấy bộ rễ yếu thì bạn nên hạn chế tưới phân trực tiếp vào rễ mà hãy tưới qua lá để rễ có thể hấp thụ từ từ và khỏe mạnh hơn, đây là cách chăm sóc rễ mai đẹp nhất và nhanh có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung các chất kích thích mọc rễ như: Atonic, vitamin B1, hoặc nước vo gạo cũng sẽ mang lại hiệu quả cao. 

Nếu lớp đất trồng mai quá dày và kín thì bạn nên xới đất cho mềm mịn hoặc dùng cây đâm nhiều lỗ nhỏ trong chậu để rễ cây dễ quang hợp, dễ phát triển. Theo các nghệ nhân, nên trồng mai vào các chậu lớn để bộ rễ mai có điều kiện mọc dài, phát triển lớn hơn, duy trì sự sống cho cây. Phương pháp thay đất mới cho cây mai cũng giúp cho rễ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
 

Chăm sóc mai
 

Kỹ thuật uốn thân mai

Để tạo cho cây mai những thế đẹp, ấn tượng, mang phong cách riêng thì kỹ thuật uốn thân mai được rất nhiều người chơi mai áp dụng bên cạnh các kỹ thuật chăm sóc, bón phân, cắt tỉa, diệt sâu.

Trước khi uốn cành, tạo dáng

Trước khi bạn thực hiện thao tác uốn thân thì cần tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau để thuận tiện hơn trong việc tạo dáng. Một thế mai đẹp thì không được để những cành song song, tỏa đều khắp 4 bên và có hướng thẳng đứng hoặc ủ rũ xuống dưới.

Thời điểm uốn cành

Thời điểm tốt nhất để thực hiện kỹ thuật uốn thân mai Tết đẹp là từ tháng 6 đến tháng 8. Vì trong khoảng thời gian này thân cây bắt đầu phát triển mạnh, sức sống cao và những chồi non, lá mới mọc lên nhiều thì việc uốn cành sẽ diễn tốt hơn. Cây mai vào dịp này cũng chứa nhiều nhựa nên dễ uốn cong, tạo dáng hơn.

Chọn dây uốn cành

Vật liệu sử dụng để uốn cành mai tốt nhất là dây kẽm, dây chì và dây đồng. Để cây sinh trưởng tốt trong quá trình uốn thì trên các dây uốn bạn nên trang bị bọc vải xung quanh để làm mát những chỗ uốn cho cây khi thời tiết nắng nóng, loại dây này có thể mua tại các cơ sở cho thuê mai Tết giá rẻ. 

Bên cạnh đó, khi trời mưa thì bạn cũng che chắn, bảo vệ cây tốt nhất để tránh vi khuẩn, nấm phát triển cành cây. Dây sắt là vật liệu bạn nên loại trừ ngay khi sử dụng làm công cụ uốn cành mai vì dây sắt dễ bị gỉ sét, gây độc, làm chết cây.

Kỹ thuật uốn thân mai

Khi bắt tay vào uốn thân mai thì bạn không nên quấn dây kẽm quá chặt hoặc quá lỏng, các đường quấn phải tạo ra những góc 45 độ từ ngọn mai cho đến gốc. Khi bạn thấy dây đã ăn mòn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây thì đây là thời điểm tốt để tiến hành tháo dây. Đây là lúc thích hợp nhất vì cành mai đã rõ hình dáng. Để tính toán thời gian lý tưởng tháo dây tốt nhất là từ 3 đến 4 tháng, bạn có thể tháo các mối dây kẽm ra lúc này bạn đã sở hữu một dáng cây mai đẹp từ những hướng dẫn cách uốn thân mai nêu trên.

Đối với các cây mai già, lớn thì thời gian tháo dây kẽm hơn 1 năm và có thể uốn lại 2 đến 3 lần mới có dáng cây như ý. Tháo dây phải đúng thời điểm, nếu quá tháo dây quá muộn sẽ làm cho cây những vết sẹo lớn khó mà khôi phục hay tháo quá sớm thì dáng cây cũng chưa rõ hình thù. Khi gỡ dây, bạn nên tháo từ ngọn trở về gốc.

Chăm mai tết
 

Trên đây là một số kỹ thuật chăm mai ngày Tết cơ bản mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc tham khảo. Tết nguyên đán đang đến gần, nếu bạn có nhu cầu mua hoặc thuê mai Tết giá rẻ, hãy liên hệ với vườn mai Phong Hồng chúng tôi để được tư vấn thông tin, báo giá cụ thể và hỗ trợ vận chuyển mai đến tận nơi cho bạn. Mai tết Phong Hồng với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng, chăm sóc, cho thuê và bán mai Tết đẹp các loại ở tại TPHCM và các tỉnh thành khác trên toàn quốc, đảm bảo sẽ mang đến cho bạn cây mai Tết đẹp với giá cả hợp lý. Hãy liên hệ với Mai Tết Phong Hồng chúng tôi để bạn được phục vụ chu đáo. Xin cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Ngày đăng: 10-12-2022
Video
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo