Mỗi dịp Tết đến xuân về mới thấy hết được ý nghĩa của cây mai vàng. Nếu bạn là người chăm sóc cây mai thì bạn sẽ biết được khó nhọc trong việc làm sao lặt lá cho mai nở đúng dịp Tết, làm sao chăm sóc cho cây mai được hồi sức và phát triển tốt sau Tết? Đổi lại sự khó nhọc ấy chính là niềm vui khi bạn tự tay chăm sóc cây mai vàng cảnh, một biểu tượng may mắn ngày Tết của người miền Nam. Trong bài viết này, Vườn Mai Phong Hồng xin chia sẻ một số điều cần biết khi chăm sóc mai để giúp các bạn có thêm kiến thức chăm sóc cho cây mai của mình trước và sau Tết.

 

Những điều cần biết khi chăm sóc mai
 

Khi chăm sóc mai cần phải lưu ý những điều gì? 


Ánh sáng là vô cùng cần thiết

Cây mai ưa sáng nên bạn lưu ý khi đặt vị trí cho mai, tốt nhất nên đặt mai có ánh sáng trực tiếp từ 6 giờ trở lên để cây được phát triển tốt. Bạn có thể kê chậu mai lên cao khỏi mặt đất từ 30-50 cm để cây đón ánh sáng trực tiếp và đầy đủ cho cây từ trên xuống dưới, hạn chế ánh sáng cung cấp không đều và thiếu ánh sáng những cành phía dưới gần gốc mai.

Bổ sung đất

Việc này nên được tiến hành hằng năm bằng cách lấy đi từ 5-10 cm đất mặt chậu bỏ đi và thay vào đó phần phân hữu cơ tỉ lệ 30%, đất phù sa 30% và phân trấu 40%. Và dĩ nhiên, bạn có thể thay đổi công thức này một cách linh hoạt tùy theo nơi bạn sống.

Chậu đảm bảo được thoát nước tốt

Khi trồng mai vào chậu, bạn nên đảm bảo chậu mai được thoát nước tốt bằng cách cho lớp cát xây dưới đáy chậu, cũng có thể thay cát này bằng đá dăm nhuyễn, vỏ trấu hay miểng sành sứ đều được. Nếu không làm tốt khâu này thì khi mưa, cây sẽ bị ngập úng.

Sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích được sử dụng để kích thích ra rễ và nảy mầm cho cây, bạn hãy tham khảo kĩ công dụng và cách sử dụng tại nơi mua hàng, cũng như tư vấn từ người có kinh nghiệm để thực hiện cho đúng.

Cắt tỉa

Trong quá trình phát triển, cây mai không tránh sự phát triển “không kiểm soát” và bạn cần phải biết cách cắt tỉa, cắt ngắn những cành vượt tán, tỉa lại cành cho tán mai cân đối, tỉa hết hoa, nụ và quả phát triển dư thừa.

Tưới nước cho cây

Cây mai ưa nước sạch, không chịu nước chua phèn. Cây mai cũng ưa ẩm nên phải tưới nước hàng ngày và duy trì độ ẩm, lưu ý những ngày mưa to thì hạn chế tránh cây ngập úng, với ngày mưa lâm râm thì cần chú ý chăm sóc và tưới nước thêm cho cây đủ độ ẩm, nếu thiếu nước, cây sẽ bị khô lá, vàng đầu ngọn và tuổi thọ lá giảm. Việc tuổi thọ lá giảm ảnh hưởng mạnh đến việc lặt lá và ra hoa tập trung dẫn đến việc hoa không nở tập trung và đúng dịp tết.

Phòng trừ sâu bệnh

Muốn cây phát triển tốt, bạn cần chú ý bón phân và phun thuốc diệt trừ sâu bệnh. Các loại sâu bệnh thường hại mai là rệp, nhện đỏ hay sâu cắn lá, bọ trĩ,…Bạn hãy tìm hiểu kĩ loại thuốc phun trừ hiệu quả và phun kịp thời để bảo vệ cây mai nhà mình nhé.

Lặt lá cho mai

Đoán ngày và lặt lá sao cho mai ra hoa đúng tết Nguyên đán là một việc đầy tính nghệ thuật, đòi hỏi người lặt lá phải có sự cảm nhận và kinh nghiệm. Do đó, bạn phải dựa vào sự hiểu biết về cây mai thì mới có thể lặt lá thành công.

Ngày nay, do công việc bận rộn nên nhiều người không có thời gian chăm sóc mai. Bạn đừng quá lo lắng, dịch vụ chăm sóc mai trước và sau Tết của Vườn Mai Phong Hồng luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn (Tham khảo tại mục: http://maitetthuduc.com). Đây là hình thức được rất nhiều người ưa chuộng mỗi khi Tết về. Còn gì thú vị bằng một cây mai hoa vàng ngợp vào ngày đầu năm mới phải không? Hoa mai chính là lộc xuân và chúc cho bạn chơi mai luôn ưng ý với thành quả của mình trong ngày Tết.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc để mai ra hoa đúng dịp Tết

Ngày đăng: 06-01-2017
Video
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo